1. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Văn bản này là sự kế thừa của Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ, trong đó nhấn mạnh:
- Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH, HDH đất nước; thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng VN trong thời kỳ mới.
- Phát huy tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc để phát triển đất nước. Chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
- Xây dựng, phát triển vững chức đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và từng gia đình. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt và nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.
Bộ chính trị giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện 4 nhiệm vụ là:
(1). Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới;
(2). Xây dựng, hoàn thiện và thức hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển cua phụ nữ;
(3). Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ VN có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sông văn hóa, có lòng nhân hậu.
(4) Xây dựng đội ngũ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HDH đất nước.
2. Thông báo số 382-TB/TW ngày 15/10/2010 của Ban Bí thư về công nhận ngày phụ nữ Việt Nam 20-10.
Ngày 31/8/2010, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN trình Ban Bí thư xin chủ trương công nhận ngày Phụ nữ VN 20-10. Ban Bí thư đã cơ bản thống nhất với nội dung Tờ trình của Hội Liên hiệp phụ nữ VN và đồng ý công nhận ngày Phụ nữ VN 20-10 để thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ và tổ chức phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Hằng năm, nhân ngày Phụ nữ VN, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân có hình thức kỷ niệm phù hợp để phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ VN, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ đã tặng.
3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam khóa X (số 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011) về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động VN lần thứ 6 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 5 và 6 tháng 01 năm 2011. Hội nghị đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HDH đất nước.
Nghị quyết nêu rõ quan điểm:
- Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm trực tiếp thường xuyên của tổ chức Công đoàn nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, trí tuệ của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HDH đất nước.
- Vận động nữ CNVCLĐ là trách nhiệm trực tiếp, thường xuyêncuar cá cấp công đoàn, được quán triệt trong các mặt hoạt động của công đoàn. Ban Nữ công có vai trò nòng cốt, đầu mối trong việc tham mưu giúp Ban chấp hành công đoàn cùng cấp chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Với 3 mục tiêu :
1. Xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ ngày càng lớn mạnh, nâng cao trình độ mọi mặt; góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực hiện bình đẳng giới; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Coi trọng việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CNVCLĐ.
3. Tập hợp đông đảo nữ CNVCLĐ ở các thành phần kinh tế vào tổ chức Công đoàn, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tổ chức Công đoàn, kiện toàn Ban Nữ công các cấp cả về số lượng và chất lượng.
Và 5 nhiệm vụ:
1. Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
2. Tăng cường vai trò đại diện của Công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, xây dựng người nữ CNVCLĐ có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
4. Xây dựng gia đình nữ CNVCLĐ ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nâng cao chất lượng hoạt động Ban Nữ công Công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Vận động lao động nữ gia nhập tổ chức Công đoàn.
Tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ, chú ý đối tượng nữ trẻ.
Quan tâm công tác tạo nguồi, bồi dưỡng nữ CNVCLĐ tiêu biểu để giới thiệu với cấp uỷ Đảng xem xét kết nạp.
Trong nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn các cấp, phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành Công đoàn đạt 30% trở lên.
Các đơn vị có 30% lao động nữ trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ, cơ quan lãnh đạo các cấp Công đoàn phải có tỷ lệ nữ phù hợp mục tiêu bình đẳng giới .
Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giới, kỹ năng phân tích giới và lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn; phấn đấu 100% cán bộ nữ công được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác công đoàn và nữ công.
Củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Nữ công; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công. Tăng cường sự lãnh đạo của Ban chấp hành Công đoàn các cấp đối với công tác nữ công, phân công Uỷ viên trực tiếp phụ trách công tác nữ công của Công đoàn.
Các cấp Công đoàn phải đảm bảo kinh phí và huy động nguồn lực cho hoạt động nữ công.
4. Văn bản số 1273/CTr-TLĐ ngày 05/8/2011 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Chương trình hành động về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015.
Ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược đã xác định 7 mục tiêu cụ thể và 22 chỉ tiêu.
Ngày 05/8/2011, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015, với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam CNVCLĐ và nữ CNVCLĐ về cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, tạo chuyển biến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ.
Trên cơ sở Quyết định số 438/QĐ-VKSTC ngày 29/9/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 ngành kiểm sát nhân dân, ngày 19/12/2011 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch Kế hoạch hành động số 245/KH-VKS về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015, với các nội dung cụ thể như sau: (Giới thiệu toàn văn Kế hoạch này).
5. Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (Giới thiệu nguyên văn)
Phát động phong trao thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công chức, viên chức, lao động năm 2012.
–––––––––––––––––––––