menu_WAR_vienkiemsatportlet_INSTANCE_hKWBd2nFDgz3
Những tồn tại trong việc giải quyết các vụ án dân sự qua năm đầu thực hiện BLTTDS và những giải pháp, kiến nghị khắc phục
Đăng ngày 17-03-2013 17:58
Tại kỳ họp Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 ngày 29/3/2011, Quốc hội nước CHXH Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại BLTTDS sửa đổi và bổ sung này, đã tập trung vào những quy định thực sự có nhiều bức xúc, bất cập của BLTTDS 2004, trong đó có sự xác định đúng đắn và cần thiết về vị trí, vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khi BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 có hiệu lực pháp luật và được áp dụng vào thực tiễn, trong quá trình giải quyết cũng như kiểm sát việc giải quyết của cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát cũng đã phát sinh những vấn đề vướng mắc, khó khăn nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết và kiểm sát giải quyết án. Do vậy, sau 01 năm thực hiện BLTTDS sửa đổi, chúng tôi đã tập hợp và xây dựng chuyên đề: “Những tồn tại trong việc giải quyết các vụ án dân sự qua năm đầu thực hiện BLTTDS và những giải pháp, kiến nghị khắc phục”, từ đó chỉ ra những nguyên nhân, đồng thời chúng tôi cũng đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết và kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự trong thời gian tới.

 

CHƯƠNG I:CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ

Qua kiểm sát việc thụ lý và giải quyết các vụ án Dân sự từ 01.01.2012 đến 31.10.2012, số vụ án Dân sự được TAND cùng cấp thụ lý và giải quyết có sự tham gia của Viện kiểm sát trên tổng số vụ án dân sự TAND cùng cấp đưa ra xét xử là: 51vụ/73 vụ (chiếm tỷ lệ 70%).  Trong số 51 vụ án có sự tham gia của Viện Kiểm sát, chúng tôi thấy có một số tồn tại sau:

1. Tồn tại trong việc thụ lý vụ án vượt quá và không đúng yêu cầu khởi kiện của đương sự:

Cụ thể:Trong vụ án“Ly hôn” giữa:

*Nguyên đơn: Anh Lương Văn S - sinh năm: 1976;

*Bị đơn:Chị Trần Thị T. D - sinh năm: 1976;

Cùng trú:  TP Đà Nẵng.

*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng TMCP Đ.D - Chi nhánh Đà Nẵng; Ngân hàng C.S.X.H V.N.

 Cụ thể:

Theo nội dung Đơn khởi kiện vụ án “Ly hôn” của anh S thì thấy:

+ Về QHHN: Anh S yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh S được ly hôn với chị D;

+ Về QH con chung: Nguyên đơn anh S xác định có 02 con chung (không đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ con chung);

+Về tài sản chung: Anh S xác định có nhà và đất tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng (không đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ tài sản chung);

+ Nguyên đơn không đề cập đến quan hệ nợ chung.

Đáng lẽ ra, trong trường hợp này, sau khi xem xét Đơn khởi kiện, nếu thấy nguyên đơn chưa ghi đầy đủ nội dung các yêu cầu khởi kiện thì Thẩm phán phải có Văn bản yêu cầu nguyên đơn bổ sung các yêu cầu về quan hệ con chung, tài sản chung, nợ chung theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 BLTTDS, Tiểu mục 8.2 Mục 8 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12.5.2006 về Hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Tuy nhiên, không hiểu căn cứ vào chứng cứ, tài liệu nào, trong Thông báo thụ lý vụ án “Ly hôn” số 158 ngày 12/12/2011, tại phần “Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết”, Thẩm phán đã ghi: Về quan hệ con chung, anh S có nguyện vọng xin nuôi 02 con, không yêu cầu chị D cấp dưỡng nuôi con; yêu cầu Tòa án chia tài sản chung theo pháp luật; xác định về quan hệ nợ chung của vợ chồng anh S với NHTMCP Đại Dương 100 triệu đồng và NHCSXH quận Sơn Trà 30.000.000đ, yêu cầu chia nợ chung theo pháp luật.

Việc làm trên của Thẩm phán đã vi phạm khoản 1 Điều 5 BLTTDS (Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự):

Khoản 1 Điều 5 quy định:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.

2. Tồn tại trong việc bỏ sót người tham gia tố tụng:

Cũng trong vụ án “Ly hôn” giữa nguyên đơn anh Lương Văn S và bị đơn chị Trần Thị T.D.

Trong vụ án này: Anh S có tranh chấp với chị D về tài sản chung là nhà và đất tại TP ĐN. Vì theo anh S đó là tài sản chung của vợ chồng, được mua cùng và sau đó là mua lại thêm phần đất của vợ chồng em gái chị D là chị Trần Thị T.O và anh Trần Quang G. Nguồn tiền mua là do của vợ chồng tự có, vay mượn thêm và của cha mẹ vợ cho cho 45.000.000đ.

Còn theo chị D xác định  nhà và đất trên là tài sản riêng của chị vì chị được chị Trần Thị T.O và anh Trần Quang G lập Hợp đồng tặng cho nhà và đất trên theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại Biên bản hòa giải ngày 20/4/2012, chị D đã xác định:“Việc vợ chồng chị O cho vợ chồng tôi nhà đất này để ở thì anh S và tất cả mọi người ai cũng biết nhưng khi làm Hợp đồng tặng cho thì vợ chồng chị O không cho anh S biết” (BL 127).

Như vậy, mặc dù việc tặng cho nhà đất của chị Trần Thị Thùy O và anh Trần Quang G cho chị Trần Thị T.D được thực hiện theo đúng các thủ tục của pháp luật nhưng để có cơ sở đánh giá đúng bản chất của vấn đề, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, tránh việc khiếu kiện kéo dài… thì Thẩm phán cần đưa chị Trần Thị T.O và anh Trần Quang G vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Do vậy, Kiểm sát viên xét thấy cần thiết đưa thêm cha mẹ của chị D vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan… nên đã làm Văn bản yêu cầu Thẩm phán đưa thêm những người  trên vào tham gia tố tụng để làm rõ các vấn đề nêu trên, được Thẩm phán chấp nhận.

3. Tồn tại trong việc không xác định rõ tư cách người tham gia tố tụng:

3.1. Xác định người đại diện không đúng theo quy định của pháp luật (03 vụ/51 vụ án). Đơn cử:

Trong vụ án TCDS về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa:

*Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP P.Đ; TP Hồ Chí Minh.

*Bị đơn: Ông Phạm Văn T - sinh năm: 1978. Trú tại: quận Sơn Trà.

*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Phạm Văn Th, sinh năm: 1948. Trú tại: quận Sơn Trà.

 Căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: Bà Lê Thị B được Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng P.Đ ủy quyền khởi kiện theo Giấy ủy quyền số 21/2009/GUQ – NHPĐ ngày 11/11/2009. Bà B ủy quyền lại cho ông Bùi Văn T  là nhân viên KHCN – Chi nhánh T.V theo Giấy ủy quyền số 243/GUQ – CNTV.12 ngày 17.5.2012. Như vậy, ông Bùi Văn T tham gia tố tụng trong vụ án này với tư cách là là người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP P.Đ theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLDS nhưng trong thông báo thụ lý vụ án, các thông báo về phiên hòa giải, các biên bản hòa giải không được và quyết định đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán xác định chung chung ông T là người đại diện chứ không ghi rõ quan hệ đại diện được xác lập theo ủy quyền là vi phạm khoản 3 Điều 139 BLDS.

3.2.Xác định tư cách nguyên đơn không chính xác:

Trong vụ án TCDS về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa:   

*Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP P.T.N TPHCM.

*Bị đơn:Phạm Thị T.T và bà Trần Thị N.H  trú tại : quận Sơn Trà.

Qua nghiên cứu hồ sơ, trong Đơn khởi kiện không ghi ngày tháng khởi kiện và trong Đơn khởi kiện xác định người khởi kiện (nguyên đơn) là Ngân hàng TMCP P.T.N TPHCM - Chi nhánh Đà Nẵng là không chính xác.

Vì theo quy định tại Điều 84, 91 BLDS thì nguyên đơn trong vụ án phải là Ngân hàng TMCP P.T.N TPHCM và ông Nguyễn Ngọc N- Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng chỉ là người đại diện cho theo ủy quyền làm thủ tục khởi kiện. Đáng lẽ ra, sau khi xem xét Đơn khởi kiện, nếu thấy xác định chưa đúng người khởi kiện và ghi đầy đủ nội dung theo Điều 164 BLTTDS thì Thẩm phán phải có Văn bản thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa chữa, bổ sung nhưng Thẩm phán vẫn thụ lý vụ án.

Việc làm này của Thẩm phán vi phạm Khoản 1 Điều 169 BLTTDS.

3.3. Xác định không đúng tư cách của bị đơn. Cụ thể:

 Trong vụ án tranh chấp lao động về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động giữa”:

*Nguyên đơn:Anh Nguyễn Cảnh T - sinh năm: 1978;Trú tại: TP ĐN.

*Bị đơn:ÔngNgô Văn Đ  Địa chỉ: TPĐN;

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:Ông Ngô Văn N, sinh năm 1964.

Căn cứ vào các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì Cơ sở mộc N.V.Đ là Hộ kinh doanh cá thể theo GCNĐKKD số 32C8000605 ngày 15/7/2003 do ông Ngô Văn Đ là người đứng tên nên ông Ngô Văn Đ phải là người đại diện cho Cơ sở mộc và tham gia tố tụng với tư cách bị đơn.

Tuy nhiên, trong một số Thông báo, Biên bản như: Thông báo thụ lý vụ án, Thông báo phiên hòa giải, Thông báo về việc tiếp tục giải quyết vụ án và tại Biên bản hòa giải các ngày 06/01/2012 và 18/5/2012, Thẩm phán lại xác định Cơ sở mộc N.V.Đ là bị đơn trong vụ án.

4. Không triệu tập đầy đủ người tham gia tố tụng để tham dự vào quá trình giải quyết vụ án:

Vụ án TCDS về việc “Đòi nhà và đất” giữa:

  *Nguyên đơn: Ông Trần K - sinh năm: 1984. Trú tại: TP Đà Nẵng.

   *Bị đơn:Nguyễn Thị Q  - sinh năm: 1957 và ông Đỗ Xuân T (sinh năm: 1955). Cùng trú tại:  TP Đà Nẵng.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Trong vụ án, ngay từ đầu  bà Trần Thị Thu T đã được Thẩm phán đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên trong hồ sơ vụ án không thể hiện việc Thẩm phán triệu tập bà T tham gia các phiên hòa giải (ngày 29/11/2011, ngày 27/12/2011, ngày 09/4/2012). Đồng thời, trong một số văn bản tố tụng Thẩm phán lại không xác định bà T là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên không cấp tống đạt cho bà T các văn bản tố tụng như: Quyết định thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án, Thông báo thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc làm trên của Thẩm phán là vi phạm Điểm g Khoản 1 Điều 58 BLTTDS.    

5. Tồn tại trong việc xác định chứng cứ và thu thập chứng cứ không đúng quy định của pháp luật:

5.1. Không yêu cầu đương sự nộp đầy đủ các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án:

Trong vụ án: “Tranh chấp tài sản sau ly hôn” giữa:

*Nguyên đơn:Ông Trương Văn D - sinh năm: 1957;

*Bị đơn:Lê Thị L (Lê Thị P.L) - sinh năm: 1964;

Cùng trú: TP Đà Nẵng; 

*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:BQL Công trình đường B.Đ.Đ;Bà Lê Thị P.O; Bà Lê Thị P.Ph.

Do tài sản các bên đương sự tranh chấp là nhà và đất tại TPĐN nhưng trong hồ sơ không có chứng cứ tài liệu nào liên quan đến ngôi nhà và đất nói trên. Điều này thể hiện, trong quá trình giải quyết vụ án Thẩm phán đã không yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ tài liệu liên quan đến nhà và đất tại TP Đà Nẵng vụ án để làm căn cứ xác định các yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không?

Việc làm trên của Thẩm phán đã vi phạm khoản 2 Điều 173 BLTTDS.

5.2. Sử dụng tài liệu, văn bản phôtô (không qua công chứng, chứng thực) làm căn cứ giải quyết vụ án:

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, thấy có 06/51 vụ án Thẩm phán sử dụng các văn bản photo làm tài liệu chứng cứ để giải quyết vụ án. Việc làm trên của Thẩm phán là chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 83 BLTTDS về việc xác định chứng cứ.

Khoản 1 Điều 83 BLTTDS quy định: Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”. Đơn cử:

Vụ án TCDS về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa:  

*Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP P.T.N  Thành phố Hồ Chí Minh.

*Bị đơn:Bà Phạm Thị Thu T  và bà Trần Thị N.H trú tại: Đà Nẵng.

5.3. Chưa xác định cụ thể về việc thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 85 BLTTDS trong các vụ án “Ly hôn”:   

Thực tế, tất cả các vụ án “Ly hôn” trong quá trình giải quyết TAND cùng cấp đều tiến hành xác minh về thực trạng ly hôn.

Thời gian đầu thực hiện BLTTDS sửa đổi, một số Thẩm phán cho rằng việc xác minh thực trạng ly hôn là một thủ tục bắt buộc để xác định có đủ căn cứ chấp nhận yêu cầu ly hôn của đương sự, không phải là biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 85 BLTTDS nên đã không chuyển hồ các vụ án nêu trên đến Viện Kiểm sát để tham gia  phiên toà theo quy định tại Điều 21 BLTTDS.

6. Tồn tại trong việc chưa thực hiện đầy đủ việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự(21 vụ/51 vụ);

Đơn cử: Vụ án “Tranh chấp tài sản sau ly hôn” giữa:

*Nguyên đơn:Ông Trương Văn D - sinh năm: 1957

*Bị đơn:Lê Thị L (Lê Thị P.L) - sinh năm: 1964

Cùng trú: TP Đà Nẵng; 

*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:BQL Công trình đường B.Đ.Đ;Bà Lê Thị P.O;Bà Lê Thị P.P.

Thẩm phán đã:

+ Không cấp tống đạt Thông báo về các phiên hòa giải ngày 29/6/2011, 18/8/2011 và 28/11/2011 cho ông D, bà Long, bà O;

+ Không cấp tống đạt Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 03 ngày 28/9/2011 cho bà O;

+ Không giao Quyết định định giá tài sản cho đương sự;

Việc làm trên của Thẩm phán đã vi phạm các quy định từ Điều 146 đến Điều 152 BLTTDS.

7. Tồn tại trong việc ra Thông báo hòa giải và lập Biên bản hòa giải:

7.1. Thiếu số trong các Thông báo hòa giải theo quy định pháp luật về việc ban hành mẫu văn bản được quy định tại Nghị quyết số 02/2006 (30 vụ/51 vụ án có Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa):

Đơn cử:

Vụ án “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con”  giữa: 

       *Nguyên đơn: Chị Trần Thị T.H – sinh năm: 1980;

       *Bị đơn: Anh Nguyễn Văn S - sinh năm: 1985;

       Cùng trú tại:  TP Đà Nẵng.

Trong vụ án này, tất cả các Thông báo phiên hòa giải ngày 19/3/2012, 9/4/2012, 2/5/2012 không có số. Việc làm này, Thẩm phán đã vi phạm theo Mẫu số 06 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 15/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại phiên tòa sơ thẩm” của BLTTDS ;

7.2. Lập Biên bản hòa giải không đúng quy định của pháp luật (05 vụ/51 vụ có sự tham gia của Viện Kiểm sát):  Đơn cử:

Vụ án“Yêu cầu tuyên bố Hợp đồng vô hiệu” giữa:

*Nguyên đơn: Ông Mai Nhật P  – sinh năm: 1971 và bà Trần Thị L – sinh năm: 1984. Cùng trú: TP Đà Nẵng. 

*Bị đơn:Ông Ngô Văn T - sinh năm: 1953 - trú tại: TP Đà Nẵng. 

Tại Biên bản hòa giải do Thẩm phán lập ngày 14/12/2011 thì: Thẩm phán mới chỉ ghi lại ý kiến của các đương sự theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 186 BLTTDS chứ chưa ghi nhận được những nội dung mà các đương sự đã thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 186 BLTTDS;

8. Chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc chuyển hồ sơ để VKS nghiên cứu tham gia phiên tòa theo quy định tại Khoản 2 Điều 195 BLTTDS (10/51 vụ án; Việc chuyển hồ sơ chậm giao động từ 05 đến 11 ngày):

Khoản 2 Điều 195 BLTTDS quy định:

 “Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án”.

        Đơn cử:Vụ án “Tranh chấp chia tài sản sau ly hôn” giữa:

*Nguyên đơn:Ông Trương Văn D - sinh năm: 1957;

*Bị đơn:Lê Thị P.L - sinh năm: 1964.

Cùng trú:  TP Đà Nẵng; 

*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: BQL Công trình đường B.Đ.Đ;  Bà Lê Thị P.O; Bà Lê Thị P.P.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán đã tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 85 BLTTDS nên căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 60/2011/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 29/3/2011 thì vụ án trên phải có sự tham gia của Viện Kiểm sát.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 133/2011/QĐST-HNGĐ ngày 16.12.2011 thì Thẩm phán ấn định  ngày xét xử là 29/12/2011, nhưng do ngày 29/12/2011 bị đơn bà P.L có đơn xin hoãn phiên tòa nên Thẩm phán ra Quyết định số 73/2011/QĐST-HPT ngày 29/12/2011 về việc hoãn phiên tòa.

Tại Quyết định hoãn phiên tòa này, do Thẩm phán chưa ấn định được ngày xét xử lại nên đến ngày 16/01/2012 Thẩm phán ra Thông báo số 01/TB-TA thông báo về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ngày 30.01.2011.

Tuy nhiên, Thẩm phán đã không chuyển hồ sơ vụ án đến để VKSND quận tham gia phiên tòa xét xử vào ngày 30/01/2012 và phiên tòa xét xử ngày 30/01/2012 cũng bị hoãn do vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà P.O, sau đó TAND  ấn định ngày xét xử tiếp theo vào ngày 28/02/2012 và đến ngày 16/02/2012 TAND quận mới chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nghiên cứu để tham gia phiên tòa.

9. Tồn tại về thẩm quyền thay đổi Thẩm phán trước khi xét xử:

Theo quy định tại Điều 51 BLTTDS thì: 

“1. Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án do Chánh án Toà án quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Toà án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định…” .        

  Đơn cử: Vụ án TCDS về việc “Đòi nhà và đất” giữa:

  *Nguyên đơn: Ông Trần K - sinh năm: 1984. Trú tại: quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

   *Bị đơn:Nguyễn Thị Q  - sinh năm: 1957 và ông Đỗ Xuân T (sinh năm: 1955). Cùng trú tại: quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Vụ án này ban đầu do Thẩm phán M.T.T.O giải quyết (Thẩm phán M.T.T.O ngoài chức vụ Thẩm phán còn có chức danh là Chánh án). Tuy nhiên sau đó, vì lý do công tác nên Thẩm phán O không thể tiếp tục giải quyết vụ án nên ngày 06/01/2012, Thẩm phán O với chức danh là Chánh án đã có QĐ số 17/2012/QĐ-CA QĐ thay đổi Thẩm phán từ Thẩm phán O sang Thẩm phán Đ.V.M giải quyết.

Việc làm trên của Thẩm phán là đã vi phạm quy định điều luật đã viện dẫn.         

10. Tồn tại trong việc vi phạm thời hạn giải quyết án:

10.1. Tồn tại trong việc chậm tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết theo quy định tại Điều 191 BLTTDS.

Trong vụ án “Tranh chấp tài sản sau ly hôn” giữa:

*Nguyên đơn:Ông Trương Văn D - sinh năm: 1957;

*Bị đơn:Lê Thị P.L - sinh năm: 1964;

Cùng trú: TP Đà Nẵng; 

Ngày 28/9/2011, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: Cần đợi kết quả định giá tài sản của CT TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính TPĐN đối với ngôi nhà tại ĐN và lô đất đường 7,5m,, TPĐN.

Tuy nhiên, ngày 11/10/2011, giữa Tòa án và bên Công ty thẩm định giá  và dịch vụ tài chính ĐN có Biên bản thanh lý Hợp đồng nhưng đến ngày 10.11.2011 (01 tháng sau),Thẩm phán mới ra Thông báo tiếp tục giải quyết vụ án.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

10.2. Thẩm phán kéo dài thời gian hoãn phiên tòa theo quy định tại Khoản 1 Điều 208 BLTTDS:

Khoản 1Điều 208 quy định: Thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà

1.Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà theo quy định tại Khoản 2 Điều 51, Khoản 2 Điều 72 và các Điều 199, 204, 205, 206, 207, 215 và Khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà.

Nhưng căn cứ vào các văn bản tài liệu có trong hồ sơ vụ án TCDS về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa”:

*Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP S.G.T.T. Trụ sở:  TP Hồ Chí Minh.

*Bị đơn:Ông Trần Ngọc N - sinh năm: 1971. Trú tại: TP Đà Nẵng.

Đã thể hiện: Thẩm phán ra Quyết định hoãn phiên tòa ngày 28.12.2011, đến ngày 20.02.2012 Thẩm phán mới tiến hành mở lại phiên tòa (chậm hơn 30 ngày so với luật định).

10.3. Do Thẩm phán chưa làm hết trách nhiệm của mình nên đã vô hình dung kéo dài thời hạn giải quyết án:

Vụ án: KDTM về “Tranh chấp Hợp đồng kinh tế về san lấp công trình”  giữa: 

       *Nguyên đơn: Công ty cổ phần đầu tư V.N.C - trụ sở: TP Đà Nẵng;

       *Bị đơn:Công ty cổ phần Đ.C - trụ sở: TP Đà Nẵng.

Vụ án trên đã được TAND quận đưa ra xét xử ngày ngày 04/7/2011. Tại phiên tòa, Thẩm phán đã ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án và Quyết định trưng cầu giám định (do tại phiên tòa phía bị đơn có yêu cầu Tòa án trưng cầu Công ty cổ phần tư vấn xây dựng 533 tiến hành đo đạc khối lượng nền đất mà công ty V.N.C đã thi công hạng mục sang nền khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp SUNRISE tại  quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

 Tại điểm 3 của Quyết định trưng cầu nêu trên, TAND quậ