- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 qua hơn 1 năm áp dụng vào thực tiễn Đăng ngày 16-04-2013 15:13Luật số 65/2011/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) do Quốc hội ban hành ngày 29. 3. 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 1. 1. 2012 qua hơn 1 năm áp dụng vào thực tiễn đã góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động (gọi tắt là vụ việc dân sự), nâng cao chất lượng công việc, bảo đảm việc áp dụng chính xác, thống nhất căn cứ pháp luật và rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc dân sự và đồng thời cũng từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của Viện kiểm sát đối với công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó qua nghiên cứu và qua thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề còn tồn tại, mâu thuẫn và vướng mắc và đồng thời nêu lên những kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:
- Chuyên đề - " Đổi mới công tác Thống kê hình sự, thống kê tội phạm của VKSND thành phố Đà Nẵng" Đăng ngày 02-04-2013 10:51Ngày 15/6/2006, theo Quyết định số 09/VKSTC-V9 của Viện trưởng VKSND tối cao, Phòng TKTP trực thuộc VKSND thành phố Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở Bộ phận TKTP thuộc Văn phòng tổng hợp. Điều 1, Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng TKTP, ban hành kèm theo Quyết định số 56/TKTP, ngày 23/7/2007 của Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng quy định chức năng nhiệm vụ như sau:
- ĐỔI MỚI BỘ MÁY TỔ CHỨC THỐNG KÊ HÌNH SỰ, THỐNG KÊ TỘI PHAM CỦA VKSND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Đăng ngày 23-03-2013 07:00Thống kê hình sự, thống kê tội phạm (TKHS,TKTP) là công cụ quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan tiến hành tố tụng. TKHS, TKTP là một bộ phận quan trọng của thống kê tư pháp, phản ánh một số chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thông qua TKHS, TKTP thấy được kết quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm, các giải pháp để đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Những tồn tại trong việc giải quyết các vụ án dân sự qua năm đầu thực hiện BLTTDS và những giải pháp, kiến nghị khắc phục Đăng ngày 17-03-2013 17:58Tại kỳ họp Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 ngày 29/3/2011, Quốc hội nước CHXH Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại BLTTDS sửa đổi và bổ sung này, đã tập trung vào những quy định thực sự có nhiều bức xúc, bất cập của BLTTDS 2004, trong đó có sự xác định đúng đắn và cần thiết về vị trí, vai trò của VKSND trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khi BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 có hiệu lực pháp luật và được áp dụng vào thực tiễn, trong quá trình giải quyết cũng như kiểm sát việc giải quyết của cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát cũng đã phát sinh những vấn đề vướng mắc, khó khăn nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết và kiểm sát giải quyết án. Do vậy, sau 01 năm thực hiện BLTTDS sửa đổi, chúng tôi đã tập hợp và xây dựng chuyên đề: “Những tồn tại trong việc giải quyết các vụ án dân sự qua năm đầu thực hiện BLTTDS và những giải pháp, kiến nghị khắc phục”, từ đó chỉ ra những nguyên nhân, đồng thời chúng tôi cũng đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết và kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự trong thời gian tới.
- NHỮNG CÔNG VIỆC THẦM LẶNG Đăng ngày 12-11-2012 12:21Có những công việc không tên, những người làm công việc " bất dắc dĩ " một cách thầm lặng mà nhiều người chưa biết hoặc không quan tâm, đó là những nhân viên văn phòng, kế toán , thống kê... họ phải quên cả nghỉ Thứ bảy, Chủ nhật để trở thành những nữ " tiếp tân'', " thợ chụp ảnh"...trong những cuộc đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước. Dưới đây Ban biên tập xin giới thiệu một số hình ảnh về những con người thầm lặng đã tạm quên ngày nghỉ để làm những công việc "bất đắc dĩ " nhưng góp phần hoàn thành nhiệm vụ lễ tân được Viện trưởng giao:
- NHỮNG QUY ĐỊNH HẠN CHẾ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KSV TẠI PHIÊN TOÀ HÀNH CHÍNH SƠ THẨM Đăng ngày 06-11-2012 17:44Điều 130 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (TTHC) quy định vai trò của Kiểm sát viên (KSV) khi tiến hành tố tụng tại phiên tòa hành chính sơ thẩm là cần thiết, nếu KSV vắng mặt mà không có KSV dự khuyết thay thế thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, Điều 160 Luật TTHC lại quy định: “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, KSV phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử…”. Vậy, VKS sẽ áp dụng quy định nào trong quá trình thực hiện chức năng của mình?
- Phần 1 - Thực trạng tội phạm vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Quận Hải châu. Đăng ngày 09-10-2012 16:071. Đặc điểm tình hình về giao thông trên địa bàn Quận Hải châu. Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, là một trong những nơi tập trung dân cư đông nhất thành phố; trên địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp, trụ cở các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, là nơi tập trung nhiều điểm vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán Bar,… Vì vậy, lưu lượng người tham gia giao thông trên các tuyến đường luôn trong tình trạng đông đúc, vào giờ cao điểm hay xảy ra nạn kẹt xe. Điển hình như khu vực cầu Sông Hàn, đây là “điểm nóng” về ùn tắt giao thông trong thời gian dài, vào giờ cao điểm lưu lượng xe qua cầu lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, có vụ kéo dài hàng giờ đồng hồ. Hiện nay riêng trong thành phố Đà Nẵng có gần 600.000 phương tiện giao thông cá nhân, nhưng thực tế con số này cao hơn nhiều do xe đăng ký ở các địa phương khác được người dân chuyển tới Đà Nẵng làm việc và sinh sống. Đồng thời quận Hải Châu là cầu nối giữa các quận lân cận của thành phố như quận Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ. Từ thực tế như trên nên tình hình giao thông trên địa bàn quận Hải Châu có một số đặc điểm như:
- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 - Mười năm nhìn lại Đăng ngày 18-09-2012 14:24Ngày 15-7-1960 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá II, kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tiếp đến ngày 26-7-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 20-L/CTN công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Có nên thành lập VKSND và TAND sơ thẩm khu vực Đăng ngày 30-08-2012 13:42Tại Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về "Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và các cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: đã nêu rõ phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo cơ cấu thành lập bốn cấp đó là: Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tối cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi sâu về việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực mà cụ thể là ở tỉnh Quảng Nam, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính nhà nước cấp huyện trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thực hiện chức năng thuộc thẩm quyền của mỗi ngành như hiện nay. Tuy nhiên, đề án thành lập Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực sẽ không phù hợp với thực tế khách quan và gây nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác thực thi pháp luật ở địa phương, bởi lẽ:
- Xung quanh việc dự kiến đổi tên Viện kiểm sát nhân dân thành Viện công tố Đăng ngày 14-07-2012 16:45Thực hiện Kết luận 79-KL/TW ngày 28.7.2010 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có nội dung “đổi tên Viện kiểm sát nhân dân thành Viện công tố” vẫn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan. Kiểm sát viên hay Công tố viên?