menu_WAR_vienkiemsatportlet_INSTANCE_hKWBd2nFDgz3
Một số vấn đề về  hợp đồng ủy quyền  
Đăng ngày 29-11-2022 08:53

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng uỷ quyền phải được lập thành văn bản. Đối với các trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Về thời hạn uỷ quyền có các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp thứ hai: Nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền, Bên được uỷ quyền thì được uỷ quyền lại chọ người khác, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vị uỷ quyền ban đầu.

Đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định (ủy quyền quản lí tài sản).Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quaii hệ pháp lí cùng tồn tại:

Thứ nhất, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này, người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi ủy quyền.

Thứ hai, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.

Hợp đồng uỷ quyền có hai đặc điểm đăc trưng là hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ và hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù

Người được ủy quyền được phép thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi được ủy quyền. Khi thực hiện việc ủy quyền mà gây thiệt hại cho bên kia thì người ủy quyền phải chịu trách nhiệm dân sự. Ngược lại, người được ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí vượt quá giới hạn được ủy quyền phải tự mình chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá thẩm quyền đó. Điều này có ý nghĩa để xác định trách nhiệm dân sự và xác định địa vị pháp lí khi tham gia tố tụng của mỗi người trong quan hệ ủy quyền và giao dịch đối với người khác.

Bên được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền (khoản 1 Điều 566 Bộ luật dân sự năm 2015).

Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Theo Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015, người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện các hành vi được ủy quyền nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Khi người được ủy quyền ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện một số hành vi pháp lí thì người được ủy quyền và người thứ ba đại diện cho người ủy quyền tham gia giao dịch với người khác trong phạm vi được ủy quyền. Việc ủy quyền và ủy quyền lại phải lập thành vãn bản. Nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Bên ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, ủy quyền cho người khác, nhân danh mình thực hiện toàn bộ hoặc một số hành vi pháp lí nhất định. Bên ủy quyền phải xác định rõ phạm vi quyền, nghĩa vụ mà người đại diện cho mình sẽ thực hiện. Bên ủy quyền có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, phương tiện cần thiết cho bên được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền và phải chịu trách nhiệm về những hành vi pháp lí do người được ủy quyền thực hiện ữong phạm vi được ủy quyền; có nghĩa vụ nhận kết quả công việc mà người được ủy quyền đã thực hiện; thanh toán các chi phí cần thiết mà người được ủy quyền đã bỏ ra, trả tiền thù lao như đã thoả thuận (Điều 567 Bộ luật dân sự năm 2015).

Về chấm dứt ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo các căn cử chung về chấm dứt hợp đồng, mặt khác, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng.

- Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, trong văn bản cần xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc đã được ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ của mình vì những lí do khách quan hoặc chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chẩm dứt.

- Bên được uỷ quyền đã thực xong công việc uỷ quyền và giao lại kết quả công việc cho bên uỷ quyền.

- Hợp đồng ủy quyền còn chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ uỷ quyền, bên uỷ quyển đơn phương huỷ hợp đồng uỷ quyền; hoặc bên được uỷ quyền đã thực hiện được một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Trần Thị Thanh Tuyền - P10